Cấy Môi Sinh Học Là Gì? Có Nên Thực Hiện Cấy Môi Không?

Cấy Môi Sinh Học Là Gì? Có Nên Thực Hiện Cấy Môi Không?

 Cấy môi sinh học là gì? Công nghệ làm đẹp mới này giúp chị em luôn luôn có đôi môi căng mọng, tươi tắn mà không cần tô son. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết rõ được những rủi ro cũng như cách chăm sóc để giữ gìn bờ môi xinh đẹp của mình rạng ngời hơn ngay trong bài viết của evadep365 nhé.

Cấy môi sinh học là gì?

Cấy môi sinh học là gì? Đây là phương pháp thẩm mỹ hiện đại, sử dụng thiết bị phun xăm có đầu mực siêu nhỏ để đưa mực hữu cơ và dưỡng chất vào lớp thượng bì của da môi. Mực hữu cơ giúp môi có màu sắc tươi tắn, tự nhiên còn dưỡng chất sẽ giúp môi căng mọng, mềm mịn hơn.

Cấy môi sinh học là gì?
Cấy môi sinh học là gì?

Phân biệt công nghệ cấy môi sinh học và xăm môi

Cấy môi sinh học và xăm môi là hai phương pháp thẩm mỹ phổ biến hiện nay, giúp khắc phục tình trạng môi bị thâm, xỉn màu, khiến khuôn mặt trở nên nhợt nhạt. Hãy cùng tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau của hai lựa chọn đó.

Điểm giống nhau giữa xăm môi và cấy môi sinh học là gì?

Cả hai phương pháp làm đẹp trên đều có chung mục đích là cải thiện sắc tố và hình dáng môi. Sau khi thực hiện, cuối cùng sẽ mang đến kết quả là đôi môi tươi tắn và có đường nét rõ ràng hơn.

Điểm khác biệt của hai phương pháp làm môi quen thuộc

Một số đặc điểm phân biệt xăm môi và cấy môi sinh học là gì? Đó là chất liệu, các thực hiện và thành phẩm. Hãy cùng xem rõ chi tiết ngay dưới đây:

Khác biệt trong chất liệu của xăm môi và cấy môi

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của hai cách thức này là chất liệu sử dụng.

  • Cấy môi sinh học thường sử dụng mực hữu cơ kết hợp với một số hoạt chất như collagen giúp đôi môi có tươi tắn và tự nhiên. Một điểm đặc trưng của màu hữu cơ là chất liệu mực hữu cơ sẽ giúp vẻ đẹp tự nhiên, hạn chế tình trạng thâm. Tuy nhiên mực sẽ không bám trên da quá lâu mà sẽ tan dần tự nhiên trong 2-3 năm.
  • Phương pháp xăm môi chỉ dùng mực xăm, một số cơ sở không cập nhật công nghệ mực hữu cơ sẽ dùng mực vô cơ, bền màu nhưng dễ gây tình trạng tối, bầm, không đúng ý và khó xử lý khi làm sai.
Sự khác biệt giữa cấy và xăm môi
Sự khác biệt giữa cấy và xăm môi

Cách thực hiện

Kỹ thuật làm môi sinh học khá mới nên cũng có cách thực hiện khác với kỹ thuật xăm truyền thống.

  • Cách cấy môi sinh học là gì? Đó là sử dụng thiết bị phun xăm điện tử siêu nhỏ để đưa dưỡng chất vào thượng bì của da môi nằm tạo màu cho môi.
  • Với việc xăm môi, kỹ thuật viên sẽ dùng kim xăm (thường có kích cỡ lớn hơn loại dùng khi cấy sinh học) để xăm trực tiếp khá sâu vào da môi.

Xem thêm >>> Những cách nấu súp cua đơn giản tại nhà cực ngon cần biết

Thành phẩm của xăm môi và cấy môi sinh học là gì?

Vì có trang thiết bị thực hiện cũng như kỹ thuật thực hiện khác nhau nên thành phẩm của hai loại này cũng sẽ có khác biệt nhất định.

  • Giải pháp này sẽ đem đến một đôi môi sắc tươi tắn, bền đẹp và hiệu quả với cả những nền da chẳng may bị thâm.
  • Trong khi đó, việc xăm dễ khiến môi lên màu đậm, sắc tối và đôi khi làm tệ hơn tình trạng thâm môi.

Tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của mỗi người mà có thể dùng phương pháp xăm môi hoặc cấy sinh học phù hợp nhất. 

Có nên cấy môi sinh học hay không?

Môi là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên khuôn mặt, góp phần tạo nên vẻ đẹp sắc sảo, cuốn hút, quyến rũ cho người phụ nữ. Tuy nhiên, theo thời gian, môi có thể bị thâm, khiến khuôn mặt trở nên kém sắc. 

Cấy môi sinh học nên hay không?
Cấy môi sinh học nên hay không?

Đây là một phương pháp thẩm mỹ môi hiện đại, mang lại kết quả tự nhiên, bền màu, giúp bạn sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ như mong muốn. Vậy, giải pháp làm đẹp này có thể mang đến cho bạn những điều gì?

  • Giúp môi căng mọng, mềm mại hơn: Phương pháp này sử dụng dưỡng chất để kích thích tái tạo collagen và elastin, giúp môi căng mọng, mềm mại hơn.
  • Tạo môi tươi tắn, tự nhiên: Cấy môi sinh học sử dụng mực hữu cơ có khả năng bám tốt, giúp môi có cảm giác trẻ trung, tự nhiên.
  • Kiên trì được lâu dài: Màu môi sau khi cấy có thể duy trì được từ 2-3 năm, khi bị nhạt bạn có thể dễ dàng đổi sắc tố môi mới tùy theo trend hoặc sở thích thời điểm đó.

Các rủi ro khi cấy môi sinh học là gì?

Làm đẹp môi sinh học là phương pháp thẩm mỹ hiện đại, mang lại kết quả tự nhiên. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng sẽ có nhược điểm nhất định. Vậy rủi ro của cấy môi sinh học là gì?

Môi bị sưng tấy và đau nhức khi thực hiện

Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi thực hiện bất kì thủ thuật xâm lấn nào. Tình trạng sưng tấy khi thực hiện có thể kéo dài trong khoảng 2-3 ngày. Để giảm đau nhanh bạn có thể chườm đá, uống nhiều nước và làm theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng các loại kem bôi mà không do bác sĩ chỉ định hay không rõ xuất xứ.

Môi có thể bị sưng tấy khi cấy sinh học
Môi có thể bị sưng tấy khi cấy sinh học

Môi bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một rủi ro nghiêm trong khi thực hiện làm đẹp có xâm lấn tế bào. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể do dụng cụ không được khử trùng đúng cách, tay nghề của người thực hiện không đảm bảo.

Để hạn chế rủi ro này, bạn nên cẩn trọng lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín, có giấy phép hoạt động hợp pháp từ sở y tế.

Cũng nên kiểm tra kỹ dụng cụ và bằng cấp của người thực hiện trước khi bắt đầu.

Môi bị lệch màu

Vì sử dụng màu để thực hiện thủ thuật nên việc lệch tông hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy nghiêm nhân khiến sắc tố bị sai khi cấy môi sinh học là gì?

  • Mực không đảm bảo chất lượng
  • Kỹ thuật thực hiện không đảm bảo
  • Cơ địa của khách hàng

Để hạn chế nguy cơ này thì hãy chọn cơ sở uy tín, kiểm tra nguồn gốc mực và thực hiện đúng hướng dẫn chăm sóc sau khi làm thủ thuật.

Giải pháp chăm sóc môi sau cấy sinh học?

Để môi lên màu đẹp thì cần có những lưu ý riêng khi chăm sóc. Vậy những điểm cần lưu ý khi cấy môi sinh học là gì?

Tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ/ kỹ thuật viên

Điều quan trọng nhất khi làm bất kỳ phương pháp xâm lấn nào đó là tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn từ bác sĩ. kỹ thuật viên. Các chuyên gia sẽ giúp đưa ra các lời khuyên tốt nhất tùy tình trạng của mỗi người.

Cách chăm sóc khi cấy tạo màu môi
Cách chăm sóc khi cấy tạo màu môi

Uống nhiều nước

Các bạn đảm bảo uống đủ nước sẽ giúp môi ít bị khô, hạn chế bong tróc và nhanh lên màu, tránh ăn thực phẩm cay nóng. Nhóm thực phẩm đó có thể khiến da môi của bạn nhạy cảm, đổi sắc tố nghiêm trọng. Nên có thói quen ăn lành mạnh, hợp lý trong vòng ít nhất 2 tuần sau khi làm thủ thuật nhé.

Không dùng son môi

Các loại son có thể gây kích ứng nghiêm trọng khi sử dụng trong tình trạng môi còn nhạy cảm sau khi cấy màu. Chỉ dùng dưỡng môi theo đúng hướng dẫn để có kết quả tốt nhất nhé.

Kết luận

Hy vọng các thông tin làm đẹp trong bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ cấy môi sinh học là gì và những điều cần biết khi thực hiện công nghệ làm đẹp này. Hãy nhớ rằng, bất kỳ công nghệ làm đẹp nào cũng cần được thực hiện bởi các bác kỹ hoặc cá kỹ thuật viên có tay nghề. Chính vì thế hãy tìm hiểu kỹ về công nghệ và chọn một cơ sở uy tín để trao gửi vẻ đẹp của chính mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *