Sơn Ca là một loài chim tuy nhỏ nhưng lại tạo nên tiếng hót tuyệt hảo, dường như mỗi khi nghe tiếng chim Sơn Ca, muôn lo âu trong lòng sẽ tan biến hết. Nhưng liệu bạn có biết cách chăm sóc và nuôi chim Sơn Ca hiệu quả, hot hay không? Bài viết này Evadep365 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài chim tuyệt vời này.
Chim Sơn ca có nguồn gốc từ đâu?
Chim Sơn ca, được biết đến với tên khoa học Alauda Arvensis, là một loài chim đặc trưng thuộc họ Sơn ca. Loài chim này được giới thiệu lần đầu vào năm 1825 và có nguồn gốc từ Bắc Phi, Châu Á và Châu Âu. Tại Việt Nam, có ba loài sơn ca được ghi nhận là Mirafra javanica, Mirafra erythrocephala và Alauda gulgula.
Chim Sơn ca có tuổi thọ trung bình trong tự nhiên từ 10 đến 12 năm. Trong môi trường nuôi nhốt, tuổi thọ của chúng thường dao động từ 8 đến 10 năm. Điều này cũng phụ thuộc vào các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, môi trường sống và chăm sóc của con người. Loài chim này thường được nuôi làm cảnh quan trong các khu vườn hoặc khuôn viên rộng.
Sơn ca nổi tiếng với tiếng hót ngọt ngào và cao trào của mình. Chúng thường hót vào buổi sáng sớm và chiều tối, tạo ra những giai điệu du dương và thú vị. Chim Sơn ca thường xây tổ trên mặt đất, trong đó đẻ từ 3 đến 6 quả trứng. Cả đực và cái đều tham gia chăm sóc và ấp trứng, sau đó nuôi con non.
Tuy không nổi tiếng như những loài chim khác, nhưng Sơn ca vẫn là một loài chim thú vị để được quan sát. Với tiếng hót tuyệt vời và vẻ ngoài đáng yêu, chúng đã thu hút sự chú ý và sự quan tâm của nhiều người yêu chim trên khắp thế giới.
Tìm hiểu về ngoại hình và đặc điểm của giống chim
Mỗi một giống chim lại có ngoại hình và đặc điểm riêng, Chim sơn ca cũng vậy. Để nhận biết được loài chim này, bạn cần phải dựa trên những tiêu chí sau:
Đặc điểm về hình dáng chim Sơn Ca
Sơn ca là loài chim có ngoại hình tương tự chim sẻ nhưng kích thước lớn hơn. Chúng có tỷ lệ thân hình cân đối, đầu tròn với mào lông mềm có thể dựng lên. Mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới đều rất trơn. Mắt của chúng to, tròn và đen nhánh.
Chim Sơn ca đực và chim cái rất dễ phân biệt bởi chúng có những đặc điểm giúp dễ dàng phân biệt. Chim đực thường to hơn ở đầu, ngực và vai, lông ở lườn nhiều hơn chim cái và lông ngực thường bị chẻ đôi. Tiếng kêu của chim đực kiểu “tít tít” trong trẻo nên được đánh giá hay và nghe bắt tai hơn chim cái.
Kích thước của giống chim
Sơn ca là những loài chim nhỏ, chim đực có kích thước lớn hơn chim cái một chút. Loài chim này khi trưởng thành có kích thước trung bình từ 18-19 cm. Sải cánh của chúng dao động từ 30-36 cm khá thanh thoát, tạo nên vẻ đẹp nhẹ nhàng và thoải mái khi bay lượn trên không trung.
Trọng lượng của con cái có thể nặng từ 17-47 g, trong khi con đực có thể nặng từ 27-55 g, tùy thuộc vào loài và cá thể cụ thể. Đây là những con số minh chứng cho thấy sự nhỏ gọn và nhẹ nhàng của loài chim Sơn ca.
Xem thêm >>> Nữ đeo nhẫn kim tiền tay trái hay phải? Ý nghĩa phong thủy
Bộ lông của chim non và chim trưởng thành
Cả chim đực và Sơn ca cái đều có bộ lông và màu sắc giống nhau với kết cấu màu nâu đen sọc ở phần nửa lưng và đầu. Một số loài có tông màu tổng thể màu vàng hoặc xám. Phần lông bụng và ngực của Sơn ca có màu trắng đục, tạo nên sự tương phản rõ ràng. Một điểm đặc biệt là lông của Sơn ca có thể dựng lên để tạo thành một mào nhỏ, tạo thêm sự cuốn hút và độc đáo cho loài chim này.
Tập tính sinh hoạt của chim Sơn ca
Sơn ca thường di cư theo đàn và thường thực hiện việc này trước khi tình trạng thời tiết trở nên khắc nghiệt. Các đàn thường có số lượng từ 10 cá thể trở lên và có thể chia thành nhỏ để việc di chuyển trở nên dễ dàng.
Thời gian di cư của Sơn ca thường kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7. Trong giai đoạn này, chim đực thường hót suốt cả ngày, bắt đầu từ lúc bình minh và kéo dài đến chiều tối, cao điểm nhất là từ 4 đến 5 giờ chiều. Những tháng còn lại trong năm, tiếng hót của Sơn ca ít hơn và không thánh thót như ở giai đoạn trên.
Chim Sơn ca thường bắt đầu hót sau khi bay lên không trung khoảng 10-20 mét. Sau đó, chúng có thể tiếp tục bay lên cao từ 50-100 mét và thực hiện các đường bay xoắn ốc, lơ lửng trên không trung. Quá trình bay và hót này có thể kéo dài trong khoảng thời gian từ 10-15 phút, tạo nên một cảnh tượng đặc biệt và cuốn hút.
Môi trường sinh sống và phát triển
Sơn Ca rất thích sống trên mặt đất trong môi trường vùng đất trồng trọt, đầm lầy hoặc đồng cỏ rộng lớn… những nơi có điều kiện thời tiết ôn hòa. Môi trường sống mà Sơn ca ưa thích đặc biệt là những khu vực trồng các loại cây ngũ cốc hoặc cỏ xanh.
Chúng cũng có xu hướng xuất hiện gần khu vực có dân cư sinh sống. Loài chim này thực hiện hầu hết các hoạt động trên mặt đất. Điểm khác biệt của Sơn Ca so với những loài khác là chúng không có khả năng đậu hay chuyền cây.
Tập tính về sinh sản của Sơn Ca
Chim Sơn ca thường tiến hành việc kết đôi từ tháng 4 đến tháng 7. Lúc này chim cái và đực sẽ dùng tiếng hot trong trẻo, vang xa và rượt đuổi nhau với tốc độ cao trên không trung để tán tỉnh nhau.
Quá trình xây tổ trên mặt đất chủ yếu do chim cái đảm nhận. Mỗi mùa sinh sản, chim cái đẻ từ 2-6 trứng với thời gian ấp trứng kéo dài từ 11-14 ngày. Sau khi trứng nở, con non sẽ được cả chim bố và chim mẹ thay nhau chăm sóc. Sau khi nở từ 8-10 ngày chim non sẽ rời tổ lần đầu tiên.
Thức ăn của Chim Sơn ca là gì?
Sơn ca là loài chim ăn sâu bọ và hạt. Chúng thường kiếm ăn trên mặt đất bằng cách sử dụng mắt thường, di chuyển xung quanh để tìm kiếm các loài động vật không xương sống như: sâu bướm, nhện, milipedes, bọ cánh cứng, giun đất và sên. Ngoài ra, chim Sơn ca cũng thích ăn các loại hạt rơi rụng, bao gồm cả hạt ngũ cốc, và cỏ dại cũng là một phần trong chế độ ăn uống của chúng.
Hướng dẫn cách nuôi và luyện giọng cho Sơn ca
Nuôi chim và luyện giọng cho Sơn Ca không hề khó, tuy nhiên để chim phát triển khỏe mạnh và có giọng hót hay, thánh thót thì không phải ai cũng biết cách.
Cách chọn giống chim Sơn ca để nuôi
Để nuôi chim Sơn ca hót hay, người nuôi cần lưu ý một số điểm quan trọng:
- Chọn chim Sơn ca đực: Chim đực thường hót hay và hót nhiều hơn so với chim cái.
- Chọn chim Sơn ca non: Chim non có vệt lông đốm nổi bật và hai cánh bắt chéo nhau trên lưng, tạo nên vẻ đẹp đặc biệt. Chim Sơn ca đã trưởng thành khó thuần phục khi nuôi và không hót như chim non.
- Đảm bảo môi trường nuôi phù hợp: Cung cấp cho chim Sơn ca không gian rộng rãi và môi trường sạch sẽ.
Hướng dẫn cách chăm sóc
Trong quá trình nuôi dưỡng chim Sơn ca non, chủ nhân cần phải dành ra khoảng 5 – 7 tháng để chăm sóc, giúp chúng thay lông và học hót. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chim Sơn ca để đạt được độ trưởng thành thì phải chăm sóc mất khoảng 1 năm kể từ khi còn nhỏ. Vì thế, nếu muốn nuôi Sơn ca đạt tiêu chuẩn (có giọng hót đẹp), người chăm sóc cần phải kiên nhẫn và không ngại khó khăn.
Loại lồng thích hợp để nuôi
Để đảm bảo điều kiện sống tốt cho chim Sơn ca, nên lựa chọn lồng cao, rộng, thông thoáng, có khung và đáy vững chắc để chứa cát, nấm cho chim tắm và đứng. Lồng chim Sơn ca nên được treo ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời và không gian thoáng để chim có thể tận hưởng ánh nắng, nhưng cần tránh đặt lồng ở nơi có ánh nắng mạnh hoặc nhiệt độ cao, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chim.
Đối với những người mới nuôi chim Sơn ca, cần tập cho chim phơi nắng dần dần. Thời gian phơi nắng nên tăng dần từ lần này đến lần sau, để chim có thể thích nghi và tránh tình trạng phơi nắng quá lâu ngay từ đầu, vì điều này có thể gây hại và dẫn đến tử vong cho chim.
Cách Tắm rửa cho Chim
Chim Sơn ca có thói quen tắm bằng cát thay vì nước. Do đó, người chăm sóc cần chú ý thay cát cho chim đều đặn, thường là mỗi tuần một lần. Nên sử dụng cát mịn, tốt nhất là cát gần bãi biển, để đảm bảo chim có trải nghiệm tắm tốt nhất.
Khi thay cát, cách tiện lợi nhất là sử dụng hai lồng chim đặt sát vào nhau để tạo lối đi cho chim qua cửa lồng mới. Thay vì đánh đòn tinh thần cho chim thì nên tạo điều kiện thuận lợi để chúng tự đi qua lồng mới, việc này giúp tránh việc bắt chim bằng tay, vì có thể làm chúng hoảng sợ và trở nên nhát người hơn.
Hướng dẫn cách luyện giọng hót
Để chim Sơn ca có khả năng hót hay và đa dạng giọng hót, người chăm sóc cần thường xuyên đưa chim đi dợt hoặc mở những bản nhạc có giọng chim hót để kích thích và khuyến khích chúng học hỏi để nâng cao kỹ năng của mình. Tuy nhiên, khi luyện giọng cho chim bạn cũng cần lưu ý không nên cho Sơn ca tiếp xúc trực tiếp với các loài chim khác như họa mi, chích chòe, khướu,… Bởi điều này có thể dẫn đến hiện tượng lai giọng, khiến tiếng hót của chim trở nên không đều và khó nghe.
Trên đây là toàn bộ tin tức về Chim sơn ca và kỹ thuật nuôi cũng như huấn luyện để chim có giọng hót hay. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức, bạn đừng quên truy cập chuyên mục tin tức của Evadep365 để không bỏ lỡ những thông tin thú vị nhé!